AFF Suzuki Cup 2018 Tin tức, lịch thi đấu, BXH được cập nhật liên tục hàng ngày

logo
quang cao
Thể Thao

Đổi mới tổ chức quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục ở Vĩnh Phúc

Trong những năm qua, Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng.

Công tác quản lí giáo dục từng bước được đổi mới, chất lượng giáo dục toàn diện và chất lượng học sinh giỏi được nâng lên theo hướng bền vững. Mạng lưới trường lớp, quy mô lớp học, phòng chức năng của các cấp học được củng cố, phát triển theo đúng quy hoạch, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia ngày càng cao.

Giáo dục - Đổi mới tổ chức quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục ở Vĩnh Phúc

Đồng chí Vũ Việt Văn  Phó Chủ tịch UBND tỉnh  Vĩnh Phúc làm việc với huyện Tam Dương về nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông  

Đối với giáo dục đại học: Sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể các trường đại học, cơ sở giáo dục - đào tạo hoạt động không hiệu quả. Sắp xếp, tổ chức lại, tập trung xây dựng một số trường sư phạm trọng điểm để đào tạo đội ngũ giáo viên và quản lý giáo dục. Tỉnh tập trung đầu tư chiều sâu, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực chất lượng cao đối với các trường đại học công lập ở một số lĩnh vực mang tầm cỡ khu vực và quốc tế.

Đối với giáo dục mầm non, phổ thông: Sắp xếp, tổ chức lại gắn với nâng cao chất lượng giáo dục, hình thành trường phổ thông nhiều cấp học (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của mỗi huyện, thành phố. Rà soát, sắp xếp, điều chỉnh lại quy mô lớp học một cách hợp lý; thu gọn lại các điểm trường trên nguyên tắc thuận lợi cho người dân và phù hợp với điều kiện thực tế của vùng, miền, địa phương. Tạo điều kiện chuyển đổi mô hình các cơ sở giáo dục mầm non, trung học phổ thông từ công lập ra ngoài công lập ở những nơi có khả năng xã hội hóa cao.

Giáo dục - Đổi mới tổ chức quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục ở Vĩnh Phúc (Hình 2).

Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc làm việc với các huyện Tam Đảo về nâng cao chất lượng giáo dục

Đối với lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp: Sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở và linh hoạt đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động; bảo đảm quy mô, cơ cấu và hợp lý về ngành nghề, trình độ đào tạo, chuẩn hóa, hiện đại hóa, có phân tầng chất lượng. Tập trung đầu tư một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Sáp nhập trường trung cấp vào trường cao đẳng; giải thể các trường trung cấp, cao đẳng hoạt động không hiệu quả. Về cơ bản, trên địa bàn cấp tỉnh chỉ còn một đầu mối đào tạo nghề công lập. Sáp nhập trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục hướng nghiệp, trung tâm dạy nghề thành một cơ sở giáo dục dạy nghề trên địa bàn cấp huyện.

Một trong những nét thành công mới của Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm qua là tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp, tu sửa cơ sở vật chất trường học, gắn với việc thực hiện mục tiêu kiên cố hóa, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia với chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Hệ thống mạng lưới trường, lớp từ bậc mầm non đến THPT được quy hoạch và đầu tư cơ bản hoàn chỉnh. Việc sắp xếp, phân bổ mạng lưới các trường THPT, các trường trung cấp, cao đẳng được triển khai hiệu quả. Năm học 2017-2018, toàn tỉnh có 551 trường học và cơ sở giáo dục - đào tạo. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tiếp tục được trang bị đồng bộ. Tỉnh đã đầu tư hơn 210 tỷ đồng mua sắm thiết bị dạy học cho 19 trường chất lượng cao. Việc đầu tư cơ sở vật chất trường học được điều chỉnh giữa các cấp học cho phù hợp với nhu cầu thực tế, nhất là đối với bậc học mầm non. Do đó, tình trạng thiếu phòng học cơ bản đã được giải quyết.

Đến hết năm học 2017-2018, tỷ lệ phòng học kiên cố bậc mầm non đạt gần 78%, tiểu học đạt gần 96%, THCS đạt 97% và THPT đạt 100%. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được quan tâm; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo ngày càng được nâng lên. Công tác phổ cập giáo dục được củng cố và duy trì, nhiều chỉ số chung toàn tỉnh vượt các tiêu chí phổ cập của Bộ GD&ĐT.

Ngành giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục chỉ đạo các đơn vị xây dựng cảnh quan sư phạm xanh-sạch-đẹp, an toàn, thân thiện; tăng cường vệ sinh trường, lớp học, tích cực trồng cây lấy bóng mát, tu bổ vườn hoa, xây dựng đủ công trình vệ sinh, nước sạch trường học đạt chuẩn; thực hiên trang trí trường lớp học; đảm bảo đủ điện, nước uống an toàn cho học sinh

UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường quản lý hoạt động dạy nghề; kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về dạy nghề, quy chế chuyên môn, quản lý, sử dụng kinh phí hỗ trợ học nghề; xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị tại các cơ sở đào tạo nghề; đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn; gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm thông qua việc cung ứng lao động cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh; tích cực đưa giáo viên, học sinh, sinh viên đến doanh nghiệp để thực tập, nâng cao trình độ tay nghề, làm quen với tác phong lao động công nghiệp; tăng cường các hoạt động hướng nghiệp, tư vấn, giới thiệu việc làm cho học sinh, sinh viên; tiến hành rà soát, sắp xếp lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh...

Để đáp ứng mục tiêu đến năm 2020, 100% các trường học trên địa bàn tỉnh đạt chuẩn quốc gia, thời gian tới, tỉnh tiếp tục triển khai có hiệu quả "Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục và đào tạo đến năm 2020"; quan tâm đầu tư cơ sở vật chất các cấp học; xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục có đủ trình độ năng lực, tâm huyết với nghề, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục trong thời kỳ mới; bảo đảm trật tự, kỷ cương, nền nếp trong dạy và học; phối hợp tốt giữa nhà trường với gia đình, các đoàn thể, tổ chức xã hội trong quản lý, giáo dục trẻ em; giáo dục lý tưởng, đạo đức, trách nhiệm và kỹ năng sống cho học sinh và xây dựng các điển hình về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo ở các cấp học, ngành học./.

Hà Phương

Xem thêm>>

Xem thêm>>