AFF Suzuki Cup 2018 Tin tức, lịch thi đấu, BXH được cập nhật liên tục hàng ngày

logo
quang cao
Thể Thao

Hai cây sưa trắng bị cưa trộm tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có tuổi đời bao nhiêu năm?

Xác nhận với PV báo Người Đưa Tin, ông Võ Quang Trọng - Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cho biết, hai cây sưa bị cưa trộm là sưa trắng, có tuổi đời 13 năm và nằm trong khuôn viên của bảo tàng.

Thông tin với PV, ông Trọng cho biết: "Sự việc đã diễn ra cách đây 10 ngày, cụ thể vào đêm 21/11, kẻ trộm đã mang cưa vào bảo tàng và đốn hạ hai cây sưa. Sự việc được phát hiện vào sáng ngày 22/11 và chúng tôi đã nhanh chóng báo công an phường Quan Hoa điều tra làm rõ vụ việc".

Ông Trọng cũng cho biết thêm, trong bảo tàng từng có rất nhiều cây sưa chết và phải vứt bỏ do không phù hợp đất đai. Việc bị mất trộm hai cây sưa trắng phía bảo tàng sẽ tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng để tìm ra kẻ trộm sưa, đồng thời, sẽ tăng cường công tác bảo vệ hơn nữa trong khu vực của bảo tàng.

Theo quan sát tại hiện trường, kẻ trộm đã dùng cưa để thực hiện việc đốn hạ hai gốc cây sưa lớn. Vườn sưa nằm cạnh lối tham quan của khách tham quan, các gốc sưa bị cưa sát gốc, cách mặt đất chỉ 10 cm.

Tin nhanh - Hai cây sưa trắng bị cưa trộm tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có tuổi đời bao nhiêu năm?

Gốc sưa thứ nhất bị đốn hạ có đường kính khoảng 40 cm, phần lõi khoảng 20 cm

Tại vườn sưa vẫn còn rất nhiều mùn cưa sót lại, vương vãi xung quanh mặt đất. Cũng tại đây, một bảo vệ của bảo tàng cho biết các phần cành, lá cây đã được dọn sạch sẽ để không ảnh hưởng đến sự tham quan của khách.

Tin nhanh - Hai cây sưa trắng bị cưa trộm tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có tuổi đời bao nhiêu năm? (Hình 2).

Gốc sưa thứ hai bị cưa nằm cạnh lối di chuyển của khách tham quan

Qua trao đổi với PV, lãnh đạo Công an phường Quan Hoa cho biết, đã tiếp nhận sự việc và đã chuyển hồ sơ vụ việc lên Công an quận Cầu Giấy. Hiện sự việc vẫn đang trong quá trình điều tra để làm rõ và tìm ra thủ phạm.

Cây sưa vốn được biết đến là loại cây thân gỗ quý hiếm. Là loại gỗ quý nên sưa luôn bị ráo riết săn lùng để đóng, làm trang sức và nhiều công dụng khác với mức giá cao.

Trao đổi với PV, TS. Nguyễn Tiến Hiệp - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn thực vật Việt Nam cho biết, cây sưa luôn được các đại gia săn lùng vì đây là loại cây hiếm, có giá trị kinh tế cao, hơn nữa, trong thành phần của cây sưa có chứa các chất có thể chế thành thuốc.

"Sưa có hai loại là sưa trắng và sưa đỏ. Sưa đỏ có giá trị cao hơn nhờ màu gỗ và hương thơm. Trong khi đó, sưa trắng không có mùi thơm và chỉ có vân hai mặt. Gỗ sưa trong tự nhiên rất khan hiếm và dễ mất trộm. Ở một số nơi, người dân bảo vệ sưa rất nghiêm ngặt như túc trực ngày đêm, căng dây thép gai hoặc lắp camera chống trộm", ông Hiệp chia sẻ.

Sự việc Bảo tảng Dân tộc học Việt Nam bị mất trộm hai cây sưa quý trong đêm khiến người dân lo ngại về công tác an ninh trong khu vực cũng như trách nhiệm của bảo vệ tại Bảo tàng.

 

Xem thêm>>

Xem thêm>>