Những vết rạn da xấu xí xuất hiện khi da bị kéo giãn quá nhanh, làm căng và phá vỡ lớp collagen, elastin. Rạn da thường xuất hiện ở bụng, ngực, cánh tay, đùi và mông.
Các vết rạn da xuất hiện hoàn toàn tự nhiên và có thể mờ dần theo thời gian. Tuy nhiên, có một số yếu tố xác định sẽ khiến vết rạn của bạn xuất hiện nhiều và rõ hơn.
Di truyền góp phần khá lớn quyết định bạn có bị rạn da không. Nếu mẹ, bà ngoại bạn từng bị rạn da thì khả năng bạn bị rạn là khá lớn. Đương nhiên những vết rạn không di truyền mà bạn đã thừa hưởng chất lượng da, tính đàn hồi của da từ mẹ.
Nếu biết được gia đình có gen này, bạn có thể sử dụng các biện pháp can thiệp sớm như dùng kem đặc trị, kem dưỡng da, tinh dầu giúp tăng độ ẩm và độ đàn hồi cho da.
Nếu mẹ đã từng bị rạn da khi mang thai bạn thì bạn nên chuẩn bị chăm sóc da sớm từ ngày đầu mang thai. (Ảnh minh họa)
Khi còn trẻ, da sẽ có kết cấu mượt mà và đàn hồi tốt hơn. Qua năm tháng, da sẽ bắt đầu lão hóa, không còn nhiều collagen và elastin nên những bà mẹ mang thai ở độ tuổi lớn hơn thì dễ bị rạn hơn.
Da bị lão hóa cũng sẽ dễ bị rạn hơn. (Ảnh minh họa)
Tăng cân trong thời kỳ mang thai là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, việc tăng cân nên từ từ, hợp lý để cơ thể thích ứng dần với thay đổi. Nếu tăng cân quá nhanh, cơ thể bạn sẽ không đối phó kịp, da căng nhanh và bị rạn là điều tất yếu.Vì vậy, để không bị rạn da, bạn nên kiểm soát cân nặng khi mang thai bằng cách thiết lập chế độ ăn uống hợp lý, thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao.
Kiểm soát cân nặng hợp lý cũng là cách chống rạn da hiệu quả. (Ảnh minh họa)
Nếu bạn bị rạn da ở tuổi dậy thì hoặc trong lần mang thai trước đây thì khả năng bạn tiếp tục bị trong thai kỳ tiếp theo là khá lớn. Bởi vì những vết rạn cũ cho thấy da của bạn rất dễ bị căng và nứt ra. Chính vì vậy, bạn nên chăm sóc da từ những ngày đầu thai kỳ, khi bụng chưa thực sự lớn.
Nếu bạn không can thiệp, chuyện rạn da qua mỗi thai kỳ sẽ càng nghiêm trọng hơn. (Ảnh minh họa)