AFF Suzuki Cup 2018 Tin tức, lịch thi đấu, BXH được cập nhật liên tục hàng ngày

logo
quang cao
Thể Thao

Ông Phạm Công Danh trả lãi ngoài cho Trần Quý Thanh 2.700 tỷ

Chiều 10/1, ông Phạm Công Danh (cựu Chủ tịch VNCB, Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh) vẫn thường xuyên lộ vẻ mệt mỏi, tòa chỉ dành thời gian ngắn thẩm vấn ông.

Ông Danh bị cáo buộc cùng cấp dưới sử dụng 29 lượt pháp nhân các công ty do mình thành lập, hoặc đi mượn, để lập hợp đồng vay khống các ngân hàng Sacombank, BIDV, TPBank. Để các nhà băng này đồng ý cho vay, ông Danh lấy tiền của VNCB chuyển sang làm tài sản đảm bảo. Việc này gây thất thoát hơn 6.000 tỷ đồng cho VNCB.

Trả lời về việc sang Sacombank gặp ông Trầm Bê (Phó chủ tịch thường trực HĐQT Sacombank) vay tiền, ông Danh nói vì sức khỏe yếu, trí nhớ kém không nhớ rõ "nhưng những gì ông Bê và Khang khai là đúng sự thật".

"Bị cáo đã chỉ đạo cấp dưới làm rất nhiều hồ sơ không có thật để vay số tiền rất lớn của nhiều ngân hàng, trong đó có 1.800 tỷ đồng của Sacombank, mục đích để làm gì", chủ tọa hai lần nhắc lại câu hỏi, ông Danh mới nghe rõ.

Ông Phạm Công Danh. Ảnh: Quỳnh Trần.

Ông Phạm Công Danh. Ảnh: Quỳnh Trần.

"Bị cáo trước hết nhận sai sót về hành vi này. Nhưng lúc đó tôi phải chịu áp lực rất lớn trong việc trả 3.600 tỷ đồng cho bà Sáu Phấn ( Hứa Thị Phấn ) để lấy những tài sản mà bà ấy đã thế chấp ngân hàng vay VNCB và trả 2.700 tỷ đồng lãi suất ngoài cho ông Trần Quý Thanh (Chủ tịch Tân Hiệp Phát)...", ông Danh nói.

Chủ tọa ngắt lời, lưu ý ông Danh nội dung này bị cáo đã trình bày trong phiên xử giai đoạn một, không cần lặp lại.

"Tôi đã quá bức xúc vấn đề này nhưng tòa không cho tôi nói", ông Danh nhắc lại nhiều lần bằng giọng mất kiểm soát.

HĐXX lưu ý ông cần tuân theo sự điều khiển phiên tòa của chủ tọa, lưu ý ông giữ bình tĩnh không ảnh hưởng sức khỏe.

Theo cáo trạng, trong số hơn 6.000 tỷ đồng được cho là thiệt hại trong giai đoạn hai, ông Danh đã sử dụng tiền rút ra từ VNCB trả cho bà Hứa Thị Phấn 600 tỷ đồng, ông Thanh 166 tỷ đồng.

Ông Danh nói không nhớ rõ 1.800 tỷ đồng vay của Sacombank đã dùng vào các khoản gì. Chủ tọa công bố nội dung cáo trạng thể hiện ông Danh chuyển trả cho BIDV hai khoản vay từ năm 2012 tại BIDV Chi nhánh Hải Vân và Chi nhánh Sở giao dịch 2. Tổng số tiền trả nợ cho BIDV là 1.600 tỷ đồng. Ngoài ra, bị cáo chuyển về tài khoản cá nhân 166 tỷ đồng.

Ông Danh xác nhận các con số này đúng. Ông cho biết thêm, toàn bộ thủ tục vay tiền của các ngân hàng đều giao cho Tổng giám đốc Phan Thành Mai . Đây không phải là đổ trách nhiệm mà vì lúc đó ông lo xoay sở hàng nghìn tỷ đồng chi chăm sóc khách hàng.  

Liên quan việc làm khống hồ sơ 6 pháp nhân vay tiền của Sacombank, dàn lãnh đạo cấp dưới của VNCB gồm Mai Hữu Khương (thành viên HĐQT, Giám đốc VNCB Chi nhánh Sài Gòn), Nguyễn Quốc Viễn (Trưởng ban kiểm soát VNCB)… cùng một loạt nhân viên Tập đoàn Thiên Thanh bao gồm các bảo vệ, lái xe… được ông Danh thuê đứng tên làm giám đốc đều thừa nhận hành vi phạm tội như cáo buộc.  

Chánh tòa Hình sự TAND TP HCM Phạm Lương Toản ngồi ghế chủ tọa. Ảnh: Quỳnh Trần.

Chánh tòa Hình sự TAND TP HCM Phạm Lương Toản ngồi ghế chủ tọa. Ảnh: Quỳnh Trần.

Cũng trong chiều nay, HĐXX thẩm vấn ông về việc tham gia làm thủ tục giải ngân cho 6 công ty của ông Danh. Theo cơ quan điều tra, ông Tuệ không biết những công ty của ông Danh cũng không có mối quan hệ gì với bị cáo nên không có căn cứ xử lý hình sự.

Ông này thừa nhận sau khi Tổng giám đốc Khang chấp nhận cho ông Danh vay đã gọi mình lên phòng làm việc và chỉ đạo giao cho các phòng giao thực hiện.

"Khi anh Khang gọi tôi sang phòng nói có một số khách hàng muốn vay vốn và giới thiệu tôi với Mai Hữu Khương. Lúc đầu tôi không biết Khương là ai, chỉ tiếp nhận thông tin là khách hàng, sau này mới biết", ông Tuệ khai và cho hay tiếp đó đã chỉ đạo cho hai chi nhánh Trần Hưng Đạo và quận 8 làm thủ tục giải ngân.

"Theo nhận thức của tôi thì Sacombank không thiệt hại. Sau khi thu nợ và tiền lãi suất, số tiền bảo lãnh còn lại chúng tôi trả lại cho VNCB", bị cáo nói và xác nhận số tiền còn dư trả lại là 13 tỷ đồng.

Trả lời tòa về trách nhiệm của mình, ông Tuệ cho biết, quá trình hoạt động kinh doanh tiền tệ chịu nhiều áp lực. Dù là gián tiếp hay trực tiếp dẫn đến vụ án này thì cũng "rút ra kinh nghiệm cho mình trong hoạt động tín dụng".

Xem thêm>>

Xem thêm>>