AFF Suzuki Cup 2018 Tin tức, lịch thi đấu, BXH được cập nhật liên tục hàng ngày

logo
quang cao
Thể Thao

Không quân Mỹ xây dựng chiến thuật mới đối phó Trung Quốc

Chiến thuật mới giúp không quân Mỹ đối phó Trung Quốc
 
 

Tiêm kích  F-15 Mỹ diễn tập tại một căn cứ ở nước ngoài. Video: USAF.

Tướng Charles Brown, chỉ huy Bộ tư lệnh Không quân Thái Bình Dương Mỹ, hôm 26/11 cho biết nước này đang xây dựng lại kế hoạch tác chiến ở khu vực Thái Bình Dương. Theo đó, lực lượng Mỹ sẽ chia thành các phi đội nhỏ hơn hiện nay, cho phép di chuyển nhanh chóng giữa các căn cứ để gây khó khăn cho đối phương, đồng thời đối phó hiệu quả với sức mạnh quân sự đang mở rộng của Trung Quốc, theo National Interest.

Chuyên gia quân sự David Axe đánh giá việc phân tán lực lượng và nâng cao tính độc lập cho cấu trúc chỉ huy sẽ tăng đáng kể sự linh hoạt và tự chủ, giảm được sự phụ thuộc vào các căn cứ lớn và quy trình quản lý vi mô từ trên xuống. Đây không phải ý tưởng quá mới mẻ, nó từng được áp dụng nhiều lần trong quá khứ với quy mô nhỏ hơn.

Năm 2013, Không đoàn tiêm kích số 3 không quân Mỹ đã xây dựng phương thức triển khai mới, nhằm tận dụng tối đa hiệu quả của 40 tiêm kích tàng hình F-22 trong biên chế đơn vị.

Thay vì triển khai lực lượng theo quy mô 20 hoặc 40 chiếc như quy định, Không đoàn số 3 sẽ điều một biên đội 4 chiếc F-22 kèm một vận tải cơ C-17 đến bất kỳ sân bay nào đủ sức tiếp nhận các loại máy bay này ở Thái Bình Dương. Quá trình triển khai diễn ra trong vòng 24 giờ từ khi có mệnh lệnh xuất phát.

Ý tưởng này được đặt tên là "Rapid Raptor", với mục đích nhanh chóng phân tán tiêm kích F-22 đến nhiều căn cứ, thay vì tập trung ở một địa điểm lớn và trở thành mục tiêu dễ dàng cho tên lửa đạn đạo Trung Quốc. Toàn bộ 6 phi đoàn F-22 tiền phương của Mỹ sau đó đều áp dụng chiến thuật này.

Tháng 4/2016, Phi đoàn tiêm kích số 95 đã triển khai biên đội hai chiếc F-22 đến Đông Âu nhằm răn đe Nga sau cuộc khủng hoảng ở miền đông Ukraine. Tháng 3/2017, một vận tải cơ C-17 hỗ trợ hai tiêm kích F-22 đến thực hiện nhiệm vụ ở Australia.

Tiêm kích F-22 cất cánh từ căn cứ tại Alaska hồi năm 2017. Ảnh: USAF.

Tiêm kích F-22 cất cánh từ căn cứ tại Alaska hồi năm 2017. Ảnh: USAF.

Không quân Mỹ dần áp dụng phương thức này cho các chiến đấu cơ khác trong biên chế dưới tên gọi "Học thuyết triển khai tác chiến linh hoạt". Lực lượng này cũng đang cải tạo một sân bay quân sự cũ trên đảo Tinian ở Thái Bình Dương và bắt đầu triển khai luân phiên oanh tạc cơ B-52 đến căn cứ Darwin ở miền bắc Australia.

"Việc không quân Mỹ tăng cường hiện diện trong khu vực một cách khó đoán sẽ trấn an đồng minh và đối tác, cũng như tăng cường khả năng răn đe với các đối thủ tiềm tàng", tướng Herbert Carlisle, cựu chỉ huy Bộ tư lệnh Tác chiến không quân Mỹ, đánh giá.

Tuy nhiên, theo mô hình chỉ huy hiện nay, biên đội tiêm kích phân tán vẫn phải nhận nhiệm vụ và thông tin mục tiêu từ số ít trung tâm tác chiến không quân quy mô lớn. Trong trường hợp Trung Quốc gây nhiễu hoặc phá hủy vệ tinh, các đơn vị triển khai chớp nhoáng có thể bị cô lập. Do đó, không quân Mỹ muốn các chỉ huy biên đội có khả năng hoạt động độc lập cao hơn.

Nếu Mỹ nổ ra xung đột quân sự với Trung Quốc, các đồng minh của Washington cũng phải tuân thủ chặt chẽ kế hoạch tác chiến và sẵn sàng triển khai trong điều kiện mất liên lạc. Tướng Brown cho rằng khái niệm tác chiến mới cần được thực hành trong các đợt diễn tập ở Thái Bình Dương.

"Khi đối mặt mối đe dọa gia tăng nhanh chóng từ Trung Quốc, chúng ta phải thay đổi tư duy khi triển khai tác chiến, thay vì tiếp tục rập khuôn những gì đã thực hiện trong quá khứ", tướng Brown nhấn mạnh.

Xem thêm>>

Xem thêm>>