AFF Suzuki Cup 2018 Tin tức, lịch thi đấu, BXH được cập nhật liên tục hàng ngày

logo
quang cao
Thể Thao

PVC thu hồi được nhiều hơn số tiền sử dụng sai quy định

ng nay, phiên sơ thẩm xét xử ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh cùng 20 bị cáo trong vụ án "cố ý làm trái quy định nhà nước" và "tham ô tài sản" xảy ra ở Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) bước vào ngày làm việc thứ tư. Các luật sư tiếp tục truy vấn bị cáo, người liên quan về việc ký hợp đồng trái luật với PVC (nhà thầu thi công dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2), tạm ứng tiền sai quy định và sử dụng 1.115 tỷ đồng sai mục đích.

Trả lời về việc vì sao biết hợp đồng EPC số 33 được ký trái quy định, lãnh đạo PVN chỉ đạo Ban quản lý dự án tạm ứng cho tổng thầu PVC là trái quy định nhưng vẫn chỉ đạo làm thủ tục tạm ứng hơn 6,6 triệu USD và 1.310 tỷ đồng, bị cáo Vũ Hồng Chương (Trưởng ban quản lý dự án) khai do phải "nghe lệnh của cấp trên".

"Trên đe dưới búa, tập đoàn chỉ đạo quyết liệt. Tôi buộc phải ký dù biết là vi phạm Nghị định 48/2010/NĐ-CP. Nếu tôi không ký lúc đó, họ nói tôi thế nọ thế kia, rằng cản trở nhà thầu", ông Chương khai.

Ông Chương cho biết từng ra hai công văn yêu cầu PVC báo cáo về việc sử dụng tiền tạm ứng thế nào nhưng không có hồi âm. Sau đó khi có báo cáo kiểm tra của tập đoàn mới, ông mới biết có sai phạm, tổng thầu lúc đó mới thừa nhận sai phạm. "Bị cáo chỉ là người giúp việc thôi, hoàn toàn đau xót trong việc này", ông Chương buồn rầu nói.

Cũng với ý có sức ép của cấp trên, cựu kế toán trưởng PVN Ninh Văn Quỳnh khai việc ông ký văn bản đề nghị tạm cấp 2.500 tỷ đồng cho Ban quản lý dự án Nhiệt điện Thái Bình nhằm đẩy nhanh tiến độ dự án là do có sự chỉ đạo trực tiếp của bị cáo Nguyễn Xuân Sơn - cựu phó tổng giám đốc PVN.

Trình bày tiếp theo, bị cáo Lương Văn Hòa (giám đốc Ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch) cũng nói ở PVC có văn hóa "đã là mệnh lệnh thì phải làm". Lãnh đạo công ty có thể cho người ở ban quản lý dự án nghỉ việc bất cứ khi nào.

Lắng nghe các bị cáo trình bày, ông Đinh La Thăng sáng nay sắc mặt đã tươi tỉnh hơn phiên làm việc cuối buổi chiều hôm qua. Khi được thẩm vấn về việc lãnh đạo tập đoàn có chỉ đạo tạm ứng trái quy định, ông bình tĩnh nói: "Các quyết định, nghị quyết của Hội đồng Thành viên đều chỉ đạo làm theo đúng quy định của pháp luật, không vì lý do gì mà lại làm sai, đặc biệt biết sai vẫn làm".

Luật sư Phan Trung Hoài (bào chữa cho ông Đinh La Thăng) hỏi đại diện PVC về tổng số tiền thu hồi tạm ứng tới ngày 10/1/2018 và nhận được câu trả lời rằng đến ngày 13/9/2016 đã thu hồi được 1.240 tỷ đồng - lớn hơn con số 1.115 tỷ.

Theo vị đại diện, đến cuối năm 2017, số tiền thu hồi chắc còn lớn hơn. Tiền thu từ ba nguồn: tăng vốn điều lệ (317 tỷ đồng); thu hồi thoái vốn từ các dự án khác; chi phí quản lý phục vụ dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 (409 tỷ đồng).

Toà thông báo chiều nay VKS sẽ nêu đề nghị mức án với ông Đinh La Thăng và 21 bị cáo.

Cáo trạng quy buộc, ngay sau khi được PVN chỉ định thực hiện gói thầu EPC Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, ông Trịnh Xuân Thanh đã chỉ đạo xin tạm ứng. Lúc này, PVC đã đầu tư quá nguồn vốn chủ sở hữu 1.013 tỷ đồng và hiện không còn nguồn tiền nào để hoạt động.

Sau khi được PVN, Ban QLDA tạm ứng 6,6 triệu USD và hơn 1.310 tỷ đồng theo Hợp đồng EPC số 33, thực hiện chủ trương đã thống nhất từ trước, PVC sử dụng 1.115 tỷ đồng để đầu tư, góp vốn vào các công ty, dự án, công trình khác và trả nợ ngân hàng.

Cụ thể, PVC sử dụng 196 tỷ đồng để thanh toán cho các nhà thầu phụ thi công một số hạng mục của Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2; thanh toán trả nợ bốn ngân hàng với số tiền hơn 760 tỷ đồng.

Cơ quan điều tra xác định, PVC còn sử dụng 110 tỷ đồng để đầu tư, góp vốn vào Công ty Cổ phần Xây lắp Nghệ An (PVNC), Công ty Cổ phần phát triển Đầu tư đô thị Dầu khí (PVC-MeKong) và Công ty Bất động sản Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC-Land).... và đầu tư vào các dự án khác.

Ngày 7/9/2011, đoàn kiểm tra của PVC phát hiện tiền tạm ứng bị sử dụng sai mục đích và báo cáo nhưng lãnh đạo PVN không có ý kiến thu hồi.

Theo cáo trạng, ngày 24/2/2012, ông Thanh xác nhận PVC sử dụng tiền sai mục đích là 1.115 tỷ đồng. Đến ngày 22/11/2017, nhà chức trách mới thu hồi được 1.087 đồng.

Cáo trạng kết luận thiệt hại do việc PVN và Ban QLDA tạm ứng cho PVC số tiền 6,6 triệu USD và 1.300 tỷ đồng gây ra cho PVN là số tiền lãi tối thiểu trên số tiền không sử dụng vào mục đích dự án là 51 tỷ đồng.

Cơ quan tố tụng còn tính thiệt hại trực tiếp do việc PVC sử dụng sai mục đích số tiền 1.115 đồng gây ra đối với PVN là số tiền lãi suất được xác định phát sinh từ ngày 11/10/2011 (ngày đủ điều kiện để tạm ứng tiền cho PVC) cho đến ngày 20/3/2012 (ngày PVN chính thức đòi tiền tạm ứng sử dụng sai mục đích) là 68 tỷ đồng. Cộng hai khoản này, cơ quan điều tra xác định hành vi cố ý làm trái của ông Đinh La Thăng và các bị cáo đã gây thiệt hại cho PVN hơn 119 tỷ đồng.

Xem thêm>>

Xem thêm>>