AFF Suzuki Cup 2018 Tin tức, lịch thi đấu, BXH được cập nhật liên tục hàng ngày

logo
quang cao
Thể Thao

Thủ tướng chỉ đạo dừng tất cả cuộc họp để đối phó với thảm họa Tembin

Chiều 24/12, chỉ đạo hội nghị trực tuyến công tác ứng phó bão Tembin (bão số 16), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các tỉnh thành với trách nhiệm cao nhất, triển khai các biện pháp chống bão để giảm thiểu thiệt hại.

"Bão mạnh kết hợp với triều cường, nằm trong cấp thảm họa, có thể gây thiệt hại lớn nếu chủ quan sơ suất", Thủ tướng nhận định và đề nghị các địa phương theo dõi sát thông tin, không được chủ quan. Cơ quan khí tượng cập nhật chính xác diễn biến cơn bão, thông báo tới người dân và cơ quan chức năng.

Các tỉnh thành phải huy động quân đội, công an, thanh niên giúp dân chằng chống nhà cửa, di dời dân ra khỏi vùng nguy hiểm; đảm bảo an toàn cho cán bộ, công nhân và các giàn khoan trên biển. 

Thủ tướng yêu cầu hủy các cuộc họp để ứng phó bão Tembin
 
 

Thủ tướng chỉ đạo đối phó với bão Tembin. Video: Thanh Tùng.

"Phải dừng các cuộc họp không cần thiết để tập trung chống bão. Các tỉnh Bình Thuận, Vũng Tàu, Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, TP HCM và Bến Tre theo dõi tình hình, cần thiết cho học sinh nghỉ học; phải đôn đốc từng gia đình tập trung chống bão để giảm thiểu thiệt hại", Thủ tướng yêu cầu.

Nhắc lại thiệt hại do cơn bão Linda năm 1997 với khoảng 3.000 người chết và mất tích, Thủ tướng yêu cầu các địa phương không được chủ quan. "Nếu bão suy yếu không mạnh như dự báo thì việc chuẩn bị ứng phó cũng là đợt thực tập cần thiết để chống chọi thiên tai vì những vùng này ít có bão, không thể xem thường", Thủ tướng yêu cầu.

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải cho biết, tỉnh đã hỗ trợ các hộ nghèo tiền mua vật tư chằng chống nhà cửa, di dời người dân khỏi vùng nguy hiểm và cho học sinh nghỉ học từ ngày 25 đến hết 26/12.

Các lực lượng đã kiểm đếm được trên 3.400 tàu thuyền, kêu gọi hơn 3.000 tàu vào nơi đậu đỗ an toàn, còn hơn 460 tàu chưa vào bờ nhưng đều liên lạc được. Toàn tỉnh có gần 100.000 người phải di dời. Ngày 24/12, tỉnh đã sơ tán người già, trẻ em, số còn lại sẽ tiếp tục khi có lệnh của chính quyền vào ngày 25/12.

Bộ đội giúp người dân Cà Mau chằng chống nhà cửa. Ảnh: Phúc Hưng.

Bộ đội giúp người dân Cà Mau chằng chống nhà cửa. Ảnh: Phúc Hưng.

Chủ tịch tỉnh Cà Mau cho rằng, địa phương có diện tích bờ biển lớn, nhiều cửa sông, nền đất thấp, nhà cửa yếu... nên nếu bão mạnh như dự bão thì thiệt hại sẽ rất lớn. "20 năm rồi không có bão vào Cà Mau, nên dù chính quyền làm quyết liệt nhưng người dân vẫn thờ ơ, vẫn chưa tin là bão vào Cà Mau", ông Hải nói.

Ông Hải khẳng định sẽ tiếp tục công tác tuyên truyền, tăng cường kiểm tra đôn đốc đến từng gia đình, những hộ không chấp hành sẽ cưỡng chế di dời, đưa tàu thuyền vào nơi an toàn và chằng chống nhà cửa.

Ông Dương Thành Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết, giống Cà Mau, địa bàn có nhiều cửa sông, cửa biển, hạ tầng nhà cửa kém khả năng chống chọi với thiên tai.

"Nếu bão cấp 9-10 đổ bộ thì mọi giải pháp cũng chỉ là tình thế", ông Trung bày tỏ lo ngại. Trước thực tế trên, tỉnh chọn giải pháp ưu tiên là di dân. Trong ngày 24/12, toàn tỉnh đã sơ tán trên 26.000 dân là người già và trẻ em, dự kiến đến 10h ngày 25/12 hoàn thành di dời 350.000 dân.

Chủ tịch tỉnh cũng thừa nhận ngay ở cấp cơ sở vẫn còn chuyện chính quyền chủ quan. "Chiều nay trực tiếp Bí thư Tỉnh ủy đã xuống cơ sở kiểm tra, chỉ đạo công tác chuẩn bị ứng phó với bão", ông Trung nói.

Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương Hoàng Đức Cường thông tin, khoảng 16h chiều 25/12, bão ở ngay trên vùng biển các tỉnh từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Cà Mau (bao gồm cả Côn Đảo). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115 km/giờ), giật cấp 14, sóng biển cao 8-10 m.

Vùng gió mạnh trên cấp 6, gió giật mạnh trên cấp 9 có bán kính khoảng 180 km tính từ vùng tâm bão. Vùng bán kính gió mạnh trên cấp 10, giật trên cấp 13 có bán kính khoảng 80 km tính từ vùng tâm bão.

Trên đất liền các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang đều có gió mạnh cấp 10, giật cấp 13, cấp độ rủi ro thiên tai cấp 4.

Ảnh mây vệ tinh bão Tembin lúc 17h ngày 24/12. Nguồn: NCHMF.

Ảnh mây vệ tinh bão Tembin lúc 17h ngày 24/12. Nguồn: NCHMF.

Trên đất liền các khu vực khác thuộc Nam Bộ có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10. Các tỉnh từ Bình Định đến Bình Thuận có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9.

Bão sẽ hoạt động mạnh nhất khi ở Trường Sa, đạt cấp 12, giật cấp 15, sóng biển tới 10m. Khi bão đến Côn Đảo giảm xuống cấp 11, giật cấp 14, sóng biển cao 5-7 m. Bão vào Cà Mau gió sẽ mạnh cấp 10, giật cấp 13.

"Tembin rất đặc biệt, là cơn bão thứ 16 trong năm có nhiều bão nhất hoạt động trên biển Đông từ trước đến nay. Bão vào tháng 12, lịch sử chưa có cơn bão nào vào muộn lại mạnh và ảnh hưởng trực tiếp đất liền Việt Nam như Tembin", ông Cường nói.

Sáng 21/12, áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía đông Philippines đã mạnh lên thành bão, tên quốc tế là Tembin. Ngày 22-23/12, bão hoành ở Philippines làm gần 200 người chết, chủ yếu do lũ và sạt lở đất. Vào biển Đông vào tối 23/12, bão được tiếp thêm năng lượng và mạnh nhất khi ở vùng biển quần đảo Trường Sa (Việt Nam).

Tròn 20 năm trước, bão Linda đổ bộ với cường độ cấp 10, gây thiệt hại cho 21 tỉnh thành Nam Bộ, làm khoảng 3.000 người chết và mất tích. Đây là cơn bão thảm khốc nhất miền Nam Việt Nam trong ít nhất 100 năm. Đầu tháng 11/2017, nhiều tỉnh thành đã tổ chức lễ tưởng nhớ những người thiệt mạng trong bão. 

Xem thêm>>

Xem thêm>>