Quan hệ sau sinh khi chưa hết sản dịch có nguy hiểm không?
Nàng vũ công Sài Gòn gồng mình chịu đau đớn vì vết mổ sau sinh 1 tháng không lành
Có nhiều quan niệm khác nhau về việc kiêng cữ sau sinh, tùy vào mỗi gia đình và vùng miền. Nhiều bà mẹ hiện đại cho rằng tất cả các quan niệm kiêng cữ của các bà, các mẹ ngày xưa đều là cổ hủ, không chính xác.
Trên thực tế, không ít quan niệm kiêng cữ sau sinh xưa đến ngày nay vẫn phát huy tác dụng và được chính các bác sĩ sản khoa công nhận. Điển hình như việc kiêng ngồi xổm sau sinh.
Bác sĩ Trần Vũ Quang.
Theo bác sĩ Trần Vũ Quang (bệnh viện Phụ sản Trung ương), kiêng ngồi xổm sau sinh là quan điểm hoàn toàn chính xác, các mẹ nên nghe theo.
Lý giải cho quan niệm này, bác sĩ cho biết: "Do ngay trong thời kỳ mang thai , xét cả quá trình cơ thể bà mẹ đã tăng trung bình từ 12 kg trở lên có thể tới 20kg.. Cơ thể mẹ phải chịu khối lượng thai rất lớn nữa có thể tới 5-6kg. Điều này khiến các dây chằng tử cung bị giãn ra. Cùng với việc tình trạng sau sinh toàn bộ tầng sinh môn cũng bị căng giãn, lỏng lẻo, yếu đi rất nhiều. Việc ngồii xổm tạo ra áp lực xuống vùng bụng dưới và tầng sinh môn. Nguy hiểm là các tạng trong bụng dễ sa xuống dưới, ra ngoài gọi sa sinh dục".
Ngồi xổm sau khi sinh rất dễ dẫn đến sa sinh dục. (Ảnh minh họa)
Ngoài việc kiêng ngồi xổm sau sinh, bác sĩ Quang còn khuyến khích các mẹ nên đi lại nhẹ nhàng, tránh mang vác đồ nặng, tránh ho khạc mạnh mà gây ra áp lực mạnh cho vùng bụng. Hai tuần sau sinh, sản phụ nên giành nhiều thời gian để nghỉ ngơi là tốt nhất.
Bị sa sinh dục có thể khiến phụ nữ phải cắt bỏ tử cung. (Ảnh minh họa)
Mời độc giả gửi thắc mắc, những câu hỏi liên quan đến vấn đề sinh sản, mang bầu, sau sinh về hòm thư babau@eva.vn để nhận được sự tư vấn chính xác nhất từ bác sĩ chuyên khoa. Tham khảo một số bài tư vấn khác của bác sĩ Trần Vũ Quang: Mang thai 8 tuần, mẹ nghén nặng, sụt cân thì em bé có bị ảnh hưởng không? Mới mang thai 15 tuần đã bị đau lưng có đáng lo không? |