AFF Suzuki Cup 2018 Tin tức, lịch thi đấu, BXH được cập nhật liên tục hàng ngày

logo
quang cao
Thể Thao

Chỉ vì từng sinh mổ, 4 lần mang thai tiếp theo bà mẹ này đều phải bỏ con

Kết quả siêu âm, xét nghiệm bình thường nhưng thai 16 tuần vẫn gặp biến chứng là do đâu?

Mẹ hai con kể chuyện 6 tháng "mất ăn mất ngủ" chỉ vì biến chứng do sinh non
Các bác sĩ sản khoa đều khuyến khích sinh thường hơn sinh mổ không chỉ vì sinh mổ có thể gặp nhiều biến chứng không mong muốn trong quá trình sinh mà còn có thể ảnh hưởng đến những lần mang thai tiếp theo.
Gần đây, một phụ nữ 35 tuổi tại Mỹ đã chia sẻ câu chuyện cô 4 lần phải bỏ thai do gặp vấn đề với vết sẹo sinh mổ cũ. Sau khi sinh mổ 2 bé đầu, ở những lần mang thai tiếp theo, thai đều làm tổ ngay trên vết mổ cũ, làm tăng nguy cơ nhau thai không "sổ" ra sau sinh và cô có thể xuất huyết đến tử vong.
chi vi tung sinh mo, 4 lan mang thai tiep theo ba me nay deu phai bo con - 1
Sinh mổ có thể dẫn đến nhiều nguy cơ cho lần sinh sau. (Ảnh minh họa)
Sau đó, tình trạng bất thường của cô được nghiên cứu và công bố bởi Ultrasound in Obstetrics & Gynecology. Theo đó, bác sĩ phát hiện vấn đề qua siêu âm khi thai được khoảng 15 hoặc 20 tuần. Sau mỗi lần chẩn đoán, xác định nguy cơ nguy hiểm đến tính mạng của cô quá cao nên bác sĩ buộc phải khuyên đình chỉ thai.
Cho đến lần mang thai thứ 5, cũng như những lần trước, cô được phát hiện tình trạng màng ối bám vào vết sẹo mổ, lập nên một "kỉ lục" không hề vui vẻ trong giới y khoa. Tuy nhiên, lần này cô quyết tâm không bỏ con.
Vì vậy, cô đã đến gặp bác sĩ Terri-Ann Bennett, một chuyên gia về thai nhi ở Trung tâm Y tế Langone của Đại học New York.
Bác sĩ Bennett kiểm tra và cho biết trường hợp của cô cực kỳ hiếm nhưng không phải không có hy vọng giữ thai. Bà cần theo dõi chặt chẽ cả thai kỳ của cô để đảm bảo nhau thai không bám chặt vào vết sẹo mổ.
chi vi tung sinh mo, 4 lan mang thai tiep theo ba me nay deu phai bo con - 2
May mắn hiện tượng thai làm tổ trên vết sẹo mổ cũ không quá phổ biến. (Ảnh minh họa)
Sau đó, cứ 2 đến 4 tuần bác sĩ lại siêu âm một lần để theo dõi tình hình thai kỳ. Cuối cùng, vào tuần thứ 34, bác sĩ Bennett quyết định mổ lấy thai trước khi mọi chuyện tồi tệ hơn. Việc sinh nở khiến bà mẹ mất khá nhiều máu. Nhóm phẫu thuật ngay lập tức thực hiện cắt bỏ tử cung để cứu cô.
Điều này đồng nghĩa với việc người phụ nữ 35 tuổi này không thể có thêm con và sẽ đi vào giai đoạn mãn kinh sớm nhưng cả hai mẹ con đều sống sót đã là một kỳ tích khiến cô cực kỳ hài lòng.
Thai làm tổ trên vết sẹo mổ (Cesarean Scar Pregnancies) là hiện tượng khá nguy hiểm vì nó có thể dẫn đến chứng nhau bám cứng không tróc (morbidly adherent placenta), một thuật ngữ y học chỉ việc nhau thai "ăn" quá sâu vào thành tử cung.
Trong thai kỳ bình thường, nhau thai sẽ "sổ" ra sau khi em bé ra ngoài nhưng khi gặp chứng nhau bám cứng không tróc, việc lấy nhau thai ra sẽ mất nhiều thời gian và dễ khiến mẹ bị xuất huyết không kiểm soát.
Không phải tất cả các trường hợp thai làm tổ trên vết sẹo tử cung đều dẫn đến chứng nhau bám cứng không tróc. Nhưng chắc chắn các mô sẹo phát triển sau khi sinh mổ sẽ làm tăng tỷ lệ nhau thai bám chặt vào mô dày khi nó phát triển, và nguy cơ đó tăng lên với sau mỗi lần sinh mổ.
Tình trạng này cũng phổ biến hơn ở phụ nữ mang thai nhờ thụ tinh trong ống nghiệm hoặc đã từng làm phẫu thuật tử cung.
Vậy nhưng thực tế các mẹ bầu không cần quá lo lắng về vấn đề này vì trong số gần 1,3 triệu phụ nữ sinh mổ mỗi năm tại Mỹ, rất ít người được phát hiện thai làm tổ trên vết sẹo cũ như trường hợp người phụ nữ trên. 

Xem thêm>>

Xem thêm>>