- Phòng bệnh SARS là một việc quan trọng và cần thiết hàng đầu để đối phó với dịch bệnh nguy hiểm này. Bệnh SARS do virus corona gây nên, do đó, việc phòng tránh cũng từ chính những hướng đi và diễn biến gây bệnh của loại virus này để phòng tránh.
Bệnh giống SARS lan rộng, VN tăng cường giám sát
Virus gây bệnh SARS có nguồn gốc từ dơi tai to
Đã có 145 ca tử vong vì virus giống SARS
Sars lây qua đường lây nhiễm
– Tỷ suất tấn công thứ cấp >50%.
– Virus: dự đoán có lẽ tồn tại được trong vài ngày.
– Tiếp xúc gần gũi:
+ Mặt đối mặt
+ Sinh hoạt chung
+ Giọt nước nhỏ đường hô hấp, chất dịch cơ thể.
– Phần lớn lây trong bệnh viện (bác sĩ, điều dưỡng).
– Lây qua tiếp xúc người trong gia đình.
– Hiếm lây do tiếp xúc tình cờ (làm việc chung trong một cao ốc, đi cùng chuyến bay cách vài hàng ghế).
Do đó, bạn cần tránh nói chuyện đối mặt với người bị bệnh hoặc những người khác trong khi có thông tin virus Sars đang tồn tại ở nơi bạn sống. Không sinh hoạt chung với người khác…
Khu cách ly người SARS
– Cách ly tại khu vực riêng ngay sau khi phát hiện.
– Những bệnh nhân đang theo dõi chẩn đoán phải tách riêng khỏi bệnh nhân SARS.
– Phòng thông thoáng, không máy lạnh.
– Có người canh gác lối ra vào.
– Ghi sổ các trường hợp tiếp xúc, thăm viếng.
– Trước cửa buồng bệnh có dung dịch cloramin B 5%.
– Có thảm vải tẩm Cloramin B hoặc Formalin.
Với người bệnh:
– Mang khẩu trang (cho đến khi loại chẩn đoán SARS).
– Hạn chế tiếp xúc.
– Giám sát thăm nuôi chặt chẽ: mang khẩu trang, áo choàng, đeo găng, đội mũ.
– Vận chuyển người bệnh
+ Hạn chế vận chuyển
+ Khi vận chuyển: bảo đảm nguyên tắc an toàn cho người bệnh và người chuyển bệnh.
Với nhân viên y tế
– Đeo khẩu trang tiêu chuẩn (N95), áo choàng, đội mũ, đeo găng.
– Rửa tay xà phòng sau khi thăm khám (găng không thay thế rửa tay).
– Đeo kính bảo hộ, găng khi làm thủ thuật.
– Chất thải y tế: thực hiện nghiêm ngặt quy chế quản lý chất thải y tế.
Sử dụng khẩu trang đúng
– Tránh tiếp xúc mặt trước của mask (khẩu trang) (sau khi đã sử dụng).
– Chỉ mang một khẩu trang.
– Khi rời khỏi phòng cách ly, bỏ vào bao nylon, mang theo trên người.
– Có thể dùng lại khẩu trang khô.
Xử lý người bệnh tử vong
– Khâm liệm tại chỗ. Khử khuẩn với hóa chất (cloramin B, formalin).
– 24 giờ sau chết phải hỏa táng hoặc chôn cất.
– Chuyển đến nơi chôn cất hoặc hỏa táng bằng xe riêng, đảm bảo quy định phòng bệnh.
Cách phòng tránh chung.
- Nơi có nhiều khả năng có người bệnh SARS đến khám và điều trị ban đầu (như khoa hô hấp, cấp cứu, khám bệnh...). Khu vực này phải có bảng hướng dẫn chi tiết treo ở lối ra vào và cú ký hiệu màu vàng. Đây là khu vực có nguy cơ mắc cao.
Những nơi có người bệnh khác. Khu vực này có bảng màu xanh. Đây là nơi có khả năng có nguy cơ mắc SARS.
- Bệnh nhân SARS cần được cách ly tại khu bệnh và buồng bệnh theo chế độ đặc biệt. Khu vực nguy cơ cao: Nơi điều trị và chăm sóc người bệnh SARS hoặc nghi ngờ mắc SARS. Khu vực này phải có bảng màu đỏ ghi "Khu vực cách ly đặc biệt" và hướng dẫn chi tiết treo tại lối vào, có người trực gác. Nó gồm bốn khu riêng biệt: khỏm, theo dõi người bệnh nghi ngờ SARS, điều trị người bệnh SARS và khu đệm.
- Những người nhiễm SARS nên mang khẩu trang và rửa tay thường xuyên (đặc biệt là sau khi đi vệ sinh hoặc ho); tránh dùng chung bát, đĩa, chén, cốc, khăn lau và đồ trải giường với những người tiếp xúc.
- Những người tiếp xúc với bệnh nhân SARS cũng cần mang khẩu trang và rửa tay thường xuyên. Không dùng chung dụng cụ ăn uống với bệnh nhân. Tuy nhiên trong trường hợp cần thiết có thể sử dụng những vật dụng này sau khi đã rửa sạch bằng xà phòng và nước thông thường.
- Tích cực giám sát các trường hợp nhiễm và nghi ngờ nhiễm bệnh SARS. Nếu bệnh SARS xuất hiện trở lại, tất cả những bệnh nhân bị nghi nhiễm SARS sẽ được cách ly tại bệnh viện cho tới 10 ngày sau khi hết bệnh, đồng thời những người tiếp xúc với người nghi bị nhiễm SARS cũng bị giám sát để đảm bảo là họ không có các triệu chứng của bệnh SARS.
Ngoài ra có thể tiêm vacxin để phòng bệnh SARS. Bạn nên tuân thủ những quy tắc phòng tránh trên để dịch bệnh SARS không lan rộng và góp phần đẩy lùi căn bệnh này nhanh chóng.
Thái Thị Hậu