AFF Suzuki Cup 2018 Tin tức, lịch thi đấu, BXH được cập nhật liên tục hàng ngày

logo
quang cao
Thể Thao

Cảnh giác khi người tiểu đường bị bủn rủn, vã mồ hôi

Trung bình người tiểu đường vã mồ hôi, bủn rủn chân tay 3000 lần trong suốt quá trình mắc bệnh. Đây là tình trạng cấp tính, nếu không điều trị kịp người bệnh đối mặt với nguy cơ co giật, hôn mê sâu, mất ý thức, thậm chí tử vong.

Đây là dấu hiệu của hạ đường huyết hay tăng đường huyết?

Theo Ths. Bs Nguyễn Huy Cường - Nguyên Phó trưởng khoa Đái tháo đường Bệnh viện Nội tiết Trung ương, đa phần các trường hợp vã mồ hôi, bủn rủn chân tay ở bệnh nhân tiểu đường là dấu hiệu của hiện tượng hạ đường huyết quá mức. Tuy vậy, dấu hiệu này cũng có thể nhầm lẫn với những dấu hiệu của tăng đường huyết.

Ví dụ có trường hợp bệnh nhân cảm giác mệt lả, bủn rủn chân tay do đường huyết tăng quá cao, nhưng người nhà không biết lại tưởng người bệnh bị hạ đường huyết nên cho uống ngay 1 cốc nước đường, đến khi nhập viện thì hậu quả đã rất nghiêm trọng. Do đó, người bệnh và gia đình cần phân biệt rõ mình thuộc trường hợp nào để xử lý cho phù hợp, tránh hiện tượng "chữa lợn lành thành lợn què".

Thông thường, ta căn cứ vào các dấu hiệu đi kèm với hiện tượng vã mồ hôi, bủn rủn chân tay ở người tiểu đường để phân biệt đâu là trường hợp tăng đường huyết quá mức, đâu là trường hợp hạ đường huyết quá mức.

Nếu vã mồ hôi, rủn rủn chân tay đi kèm với các dấu hiệu đánh trống ngực, tim đập nhanh, mặt tái, bụng có cảm giác đói, người bồn chồn, nặng có thể lú lẫn lơ mơ thì người tiểu đường bị hạ đường huyết quá mức.

vietnamnet 

Trường hợp người tiểu đường bị tăng đường huyết quá mức dẫn đến biến chứng cấp tính, người bệnh mệt lả đi, buồn nôn, nôn, hơi thở có mùi lạ, khó thở, lú lẫn, hôn mê. Để phân biệt cần phải xem đường huyết gần nhất trước đó có cao không, thường trên 20 mmol/l, gần đây lại bỏ thuốc, uống thuốc không đều, ăn uống nhiều tinh bột, đường, bánh kẹo ngọt…

vietnamnet 

Để chắc chắn nhất, nếu người bệnh có máy đo đường huyết tại nhà thì có thể đo đường huyết ngay khi có các dấu hiệu kể trên. Nếu đường huyết dưới 3,9mmol/l thì người tiểu đường bị hạ đường huyết quá mức.

Xử lý khi người tiểu đường bị vã mồ hôi, bủn rủn chân tay

Khi có dấu hiệu hạ đường huyết quá mức, người bệnh cần cấp tốc bổ sung đường bằng cách uống 200ml nước đường gluco, bánh kẹo ngọt, sữa có đường, nước hoa quả hoặc bất cứ đồ ăn nào có sẵn trong nhà… Nếu không đỡ, tiếp tục cho bệnh nhân dùng 15g đường (tương đương với 3 thìa cà phê đường, 150mml nước hoa quả...) và đưa họ đến cơ sở y tế để điều trị.

 

Khi có dấu hiệu tiền hôn mê do tăng đường huyết quá mức, cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.

Phòng ngừa hạ đường huyết quá mức và ổn định đường huyết

Để phòng ngừa hiện tượng hạ đường huyết quá mức, người tiểu đường cần chú ý:

Chế độ ăn không quá kiêng khem, vẫn ăn đầy đủ 4 nhóm chất: tinh bột, đạm, béo, vitamin. Cần chia nhỏ nhiều bữa ăn trong ngày, không bỏ bữa, nhất là bữa sáng. Cần chuẩn bị sẵn đồ ăn như hoa quả, bánh dùng cho người tiểu đường mang theo người để sử dụng ngay khi cảm thấy có dấu hiệu hạ đường huyết.

Duy trì tập thể dục điều độ 30 phút/ngày với các bài tập vừa sức như đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội, đánh cầu lông, tránh các môn thể thao phải gắng sức hay mất sức nhiều… Không dùng quá liều insulin, báo với bác sĩ để đổi thuốc nếu loại thuốc được kê gây tác dụng phụ là hạ đường huyết.

Để phòng ngừa tăng đường huyết quá mức, người bệnh cần: giảm tinh bột đường, tuyệt đối kiêng các loại đường, bánh kẹo ngọt, nước ngọt. Cần chia nhỏ bữa ăn và giảm lượng ăn trong 1 bữa…. tăng cường chất xơ, nên ăn rau xanh trước khi ăn cơm và thức ăn, sử dụng các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp. Nên tập thể dục hàng ngày ít nhất 30 phút và tuyệt đối không được bỏ thuốc.

Sử dụng sản phẩm chiết xuất từ Dây thìa canh chuẩn hóa theo tiêu chuẩn GACP, giúp hạ và ổn định đường huyết ở ngưỡng an toàn, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của tiểu đường nhờ cơ chế tác động vào tất cả các quá trình tổng hợp đường của cơ thể: hỗ trợ ức chế hấp thu đường ở ruột, giúp giảm tân sinh đường ở gan vào máu, tăng men sử dụng đường ở mô và cơ, tăng tiết insuline.

vietnamnet 

Đặc biệt Dây thìa canh chuẩn hóa giúp hỗ trợ ăn kiêng cho người tiểu đường do hoạt chất có phân tử giống đường, sẽ làm cơ thể nhận nhầm là đường, giúp lấp đầy thụ thể ở ruột. Vì vậy, khi ăn vào, cơ thể không hấp thụ thêm đường nữa. Nhờ đó hạn chế cảm giác thèm ăn và giảm sự hấp thu đường vào ruột, tránh được hiện tượng đường huyết tăng đột ngột sau ăn.

Mặt khác, Dây thìa canh chuẩn hóa không làm hạ đường huyết khi đường đã về ngưỡng bình thường, do đó, không gây hạ đường huyết quá mức và an toàn khi sử dụng lâu dài.

vietnamnet 

Ngọc Diệp

Xem thêm>>

Xem thêm>>