AFF Suzuki Cup 2018 Tin tức, lịch thi đấu, BXH được cập nhật liên tục hàng ngày

logo
quang cao
Thể Thao

Tin hot

Hiển thị các bài đăng có nhãn tin-moi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tin-moi. Hiển thị tất cả bài đăng

Những món quà tri ân không chỉ mang ý nghĩa tinh thần "chất muốn ngất" mà còn thiết thực khiến cô giáo "rụng tim" chắc hẳn sẽ là điều tuyệt vời nhất dành tặng thầy cô ngày 20/11.

20/11 là dịp tri ân thầy cô ý nghĩa và lớn nhất trong năm. Những ngày này, các trường học khắp cả nước tổ chức rất nhiều hoạt động phong trào để vinh danh, tri ân những cống hiến, đóng góp của thầy cô cho sự nghiệp giáo dục. Những món quà mang ý nghĩa tinh thần là lựa chọn tuyệt vời trong dịp này. Một đóa hoa, một bức thư tay bày tỏ sự biết ơn, một chiếc kỉ niệm chương hay tấm bảng vinh danh nhỏ hay những món quà chứa chan tình cảm của học trò chắc hẳn sẽ làm thầy cô cảm động và trân trọng hơn bất cứ món quà vật chất nào.

"Vinh danh không nhất thiết phải quá long trọng, tốn kém. Đối với chúng tôi, vật chất nào rồi cũng sẽ hết, chỉ còn những món quà mang ý nghĩa tinh thần thì luôn còn mãi với thời gian, để mỗi lúc khó khăn nhìn vào sẽ như được tiếp thêm động lực, thêm yêu và gắn bó với nghề" - Thầy Hoàng Minh Thông, giáo viên tại TP.HCM chia sẻ.

Dưới đây là những món quà "chất muốn ngất" khiến cô giáo "rụng tim" mà trò yêu muốn gửi tặng đến thầy cô:

Cây cảnh để bàn, trong nhà

Giáo dục - Quà tặng 20/11

Tiếp xúc với bụi phấn làm hệ hô hấp của giáo viên bị ảnh hưởng nặng nề dẫn đến các bệnh về xoang, mũi, viêm mũi dị ứng. Các loại cây cảnh tốt cho không khí như trúc mây, lan ý, thường xuân rất nên được chọn để lọc bụi khuẩn, giúp hô hấp được tốt hơn.

Một món quà ý nghĩa, chứa chan tình cảm thế này, chắc chắn không một thầy cô nào không "rung rinh".

Gối handmade

Giáo dục - Quà tặng 20/11

Nếu có thời gian, học sinh có thể đi chọn mua ruột gối, cùng thêu vỏ gối hoặc may theo hình hoạt họa của thầy cô chẳng hạn, người nhận sẽ vô cùng bất ngờ cho mà xem.

Nhất là lớp nào đông các bạn nữ thì ý tưởng làm món quà này hẳn sẽ thành công.

Hộp đựng cơm trưa, bình ủ cháo nóng

Ngày lễ 20/11 đang tới gần rồi, nếu như thầy, cô giáo của bạn thường xuyên ở lại trường thì kế hoạch chuẩn bị quà tặng ý nghĩa là một sét quà tặng bộ hộp cơm trưa hay bình ủ cháo nóng vừa hợp túi tiền, lại vô cùng thiết thực.

Bữa ăn sáng bất ngờ

Giáo dục - Quà tặng 20/11

Ý tưởng quà tặng 20/11 không hề đụng hàng bất cứ ai. Thử tưởng tượng thế này nhé, thầy cô sau một buổi sáng đánh vật đưa con tới trường, chen chúc giữa chốn kẹt xe, hớt hải vào lớp cho kịp tiết dạy học mà chẳng kịp ăn uống gì. Một bữa sáng đầy đủ, ngon lành lúc này sẽ rất hợp lý.

Bức "tâm thư" của học trò

Giáo dục - Quà tặng 20/11

Món quà tặng 20/11 vô giá và ý nghĩa nhất đó chính là bức tâm thư gửi gắm tình cảm, suy nghĩ từ chính những người học trò của mình.

Độc lạ "bó hoa trái cây"

Giáo dục - Quà tặng 20/11

Những "bó hoa trái cây" vừa thiết thực mà lại độc đáo. Đặc biệt, bạn có thể yên tâm bởi những loại hoa quả làm "bó hoa trái cây" thường được làm từ hoa quả nhập khẩu nên có thể yên tâm về chất lượng.

Cũng giống hoa tươi, những "bó hoa trái cây" như thế này cũng có thể được làm theo các kích cỡ khác nhau tùy theo nhu cầu của người đặt, để phù hợp với "túi tiền" của người tặng.

Phong Linh (tổng hợp)

Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, xin giới thiệu đến các thầy, cô hiệu trưởng những bài phát biểu trang trọng, ý nghĩa nhất.

Bài phát biểu ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 cho hiệu trưởng hay nhất

Kính thưa quý vị đại biểu!

Kính thưa các vị khách quý cùng tất cả các thầy, cô giáo, cán bộ công nhân viên!

Hòa trong không khí rộn ràng hân hoan cả nước kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam, những ngày qua, Trường..... đã có nhiều hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao sôi nổi của toàn thể – giáo viên – cán bộ nhân viên nhà trường cùng nhau hướng đến chào mừng ngày 20/11 hôm nay.

Đây là dịp để chúng ta gặp gỡ, cùng nhau ôn lại những tháng ngày công tác, học tập mang đầy kỷ niệm và chan hòa tình cảm của chặng đường mà chúng ta đã đi qua.

Trong buổi lễ kỷ niệm trang trọng và chan hòa tình cảm này, cho phép tôi thay mặt BGH trường, xin gửi đến quý vị đại biểu, các thầy cô giáo, CBCNV, học sinh cùng toàn thể quý vị lời chào trân trọng, thân ái và lời chúc sức khỏe, hạnh phúc, và thành đạt!

Giáo dục - Bài phát biểu ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 trang trọng, ý nghĩa nhất 2018

Kính thưa quý vị đại biểu!

Kính thưa quý thầy giáo, cô giáo!

Tháng 8/1975, hội nghị các nhà giáo họp tại Warszawa (Vac-sa-va), Ba Lan đã thông qua bản hiến chương các nhà giáo và quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm là ngày quốc tế hiến chương các nhà giáo.

Sau khi đất nước giải phóng hoàn toàn, được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, được sự cổ vũ của các tầng lớp nhân dân, các bậc cha mẹ học sinh và ngày 20/11 được tiến hành trên cả nước. Ngày 20/11 dần khắc sâu vào tình cảm, trí nhớ của mọi người.

Ngày 20/11 ở nước ta trước tiên là ngày giáo viên, cán bộ ngành giáo dục biểu hiện sự nhất trí hoàn toàn với đường lối cách mạng của Đảng, với các chủ trương lớn của Nhà nước, đây cũng là ngày cổ vũ động viên các nhà giáo thực hiện tốt đường lối và chủ trương giáo dục của Đảng và nhà nước.

Đây là ngày biểu dương khen thưởng những thành tích của các thầy cô giáo. Các em học sinh hưởng ứng ngày này bằng những hành động tỏ lòng quý mến, biết ơn thầy giáo, cô giáo, cố gắng học tập, tu dưỡng đạo đức, giúp đỡ bạn bè, vâng lời thầy cô...

Các bậc phụ huynh, các cấp chính quyền địa phương cũng nhân ngày này tổ chức thăm hỏi, động viên quý thầy cô giáo làm tốt công tác giáo dục thế hệ trẻ. Ngày 20/11 xuất phát từ một nhiệm vụ quốc tế đã dần dần trở thành ngày hội truyền thống ngày Nhà giáo Việt Nam.

Ngày 28/09/1982, Hội đồng Bộ trưởng - nay là Chính phủ đã ra quyết định số 167 lấy ngày 20/11 hàng năm làm ngày nhà giáo Việt Nam dựa trên cơ sở thực tế của những ngày 20/11 trong những năm học vừa qua.

Quyết định này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về vị trí vai trò của nhà giáo trong sự nghiệp đào tạo lớp người mới xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ tổ quốc.

Để ghi nhận công lao, đề cao vị trí xã hội và động viên, khuyến khích các nhà giáo, ngày 30/5/1985, Chủ tịch hội đồng Nhà nước - nay là Chủ tịch nước đã kí lệnh công bố pháp lệnh quy định giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước cho các công trình thuộc các lĩnh vực khoa học kĩ thuật, văn hóa nghệ thuật...(trong đó có cả sách giáo khoa dành cho các trường học) và pháp lệnh danh hiệu vinh dự Nhà nước: Nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú để tặng các cô nuôi dạy trẻ, giáo viên mẫu giáo, giáo viên phổ thông, giáo viên bổ túc văn hoá, giáo viên dạy nghề, cán bộ giảng dạy cao đẳng, đại học và trung học chuyên nghiệp có thành tích xuất sắc.

Kính thưa quý vị! Mạch nguồn truyền thống quý báu của Nhà giáo Việt Nam đang được Đảng, Chính phủ và nhân dân khơi sâu để thấm đượm vào mỗi con dân Việt Nam, nhất là đội ngũ thầy cô giáo để làm cho sự nghiệp giáo dục thật sự là động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước; thực hiện mục tiêu 'dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh'.

Để thực hiện nhiệm vụ nặng nề và bức thiết của sự nghiệp giáo dục, toàn Đảng, toàn dân, các thành phần kinh tế - xã hội, mỗi gia đình phải góp công, góp trí tuệ, chung sức tạo động lực thực hiện phong trào thi đua "xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" của ngành để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo.

Chúng tôi tin tưởng rằng, ước mong cháy bỏng của chúng tôi khi đứng trên bục giảng là ước mong của toàn xã hội.

Đó là ngành giáo dục có đủ điều kiện về vật chất và tinh thần để thế hệ trẻ được giáo dục, bồi dưỡng tốt về các mặt kiến thức văn hóa, đạo đức xã hội, khoa học công nghệ, rèn luyện thể chất và nhất là được trang bị về ý chí, bản lĩnh và kỹ năng sống để phục vụ tốt nhiệm vụ bảo vệ và phát triển đất nước.

Kính chúc quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo!

Qua buổi lễ này tôi mong muốn tất cả quý thầy, quý cô đem hết sức lực trí tuệ tình thương yêu của mình để đóng góp nhiều hơn nữa cho giáo dục xã nhà, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học tới đạt hiệu quả cao.

Kính mong BGH trường cùng với Đảng uỷ, chính quyền, các ban ngành trong địa phương và các thầy giáo, cô giáo hãy cùng chung sức, chung lòng trong việc quy hoạch mạng lưới trường lớp thực hiện các kế hoạch dài hạn như xây dựng trường chuẩn quốc gia, xã hội hoá giáo dục, phổ cập giáo dục, chống lưu ban bỏ học của học sinh vận động học sinh đi học đúng độ tuổi hỗ trợ nhà trường chống các tệ nạn xã hội, hỗ trợ nhà trường tổ chức quản lí học sinh tại thôn làng... góp phần giáo dục lễ giáo cho học sinh nhằm mục tiêu xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp hơn.

Nhân dịp này, thay mặt BGH, BCH công đoàn trường, tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy, các cơ quan chuyên môn đối với các mặt công tác của nhà trường, sự ủng hộ về vật chất và tinh thần của các ban ngành, đoàn thể, của Hội cha mẹ HS... tạo nên nền tảng cơ sở vững mạnh, hậu thuẫn cho mọi mặt công tác của nhà trường đạt kết quả.

Cũng nhân dịp này, thay mặt các giáo viên đang công tác tại trường, tôi xin gửi lời chúc sức khỏe tới các thầy cô giáo của trường đã chuyển nơi công tác.

Các thầy, các cô chính là những tấm gương lao động quên mình với nghề giáo, những người đã viết nên những thành tích mà trường chúng ta đã có được như ngày hôm nay. Các thầy cô còn là những chuẩn mực, với cả kho kinh nghiệm trong nghề để cho lớp đàn em chúng tôi học hỏi, noi theo.

Tôi xin chúc tất cả chúng ta, trong ngày lễ trọng đại này một sức khỏe dồi dào, một lòng yêu nghề mãnh liệt và là một khối đoàn kết, thống nhất để cùng nhau hoàn thành sứ mạng vinh quang: Trồng người cho cho thế hệ tương lai.

Cuối cùng xin kính chúc quý vị đại biểu, quý thầy cô mạnh khoẻ hạnh phúc và hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.

Xin chân thành cảm ơn!

Bài phát biểu ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 cho hiệu trưởng ý nghĩa nhất

Giáo dục - Bài phát biểu ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 trang trọng, ý nghĩa nhất 2018 (Hình 2).

Kính thưa các quý vị đại biểu, khách quý!

Thưa các thầy giáo, cô giáo, cùng toàn thể các em học sinh thân mến!

Lời đầu tiên, thay mặt Đảng uỷ, Ban lãnh đạo nhà trường, tôi xin nhiệt liệt chào mừng các quý vị đại biểu, các vị khách quý cùng toàn thể các thế hệ cán bộ, giáo viên và các em học sinh đã về dự buổi Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm 2017 của trường THPT...

Xin được gửi tới các quý vị đại biểu lời kính chúc sức khoẻ và lời chào trân trọng nhất!

Kính thưa quí vị đại biểu!

Thưa các thế hệ nhà giáo, các đồng chí CBCNV cùng toàn thể các em học sinh thân mến!

Dân tộc Việt Nam ta vốn có truyền thống hiếu học và "Tôn sư trọng đạo". Từ thuở xa xưa cũng như hiện nay, cha ông ta luôn coi việc học như quốc kế sinh tồn, hưng thịnh. Bởi vậy, người thầy luôn luôn được xã hội kính trọng, tôn vinh.

Ngày nay, thầy giáo được vinh danh là "kỹ sư tâm hồn", là người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa; là những anh hùng vô danh; và nghề dạy học là "nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý".

Cách đây… năm, ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ra Quyết định chính thức lấy ngày 20/11 là 'Ngày Nhà giáo Việt Nam'.

Kể từ đó, ngày 20/11 hàng năm đã trở thành ngày hội của giáo giới Việt Nam, là ngày để toàn xã hội tôn vinh những người đã và đang đóng góp bao công sức, bao tâm huyết với sự nghiệp trồng người. Đây cũng là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ tình cảm kính trọng, lòng tri ân sâu sắc với các thầy cô, những người chở đò cần mẫn trên dòng sông tri thức.

Đồng thời đây cũng là dịp để toàn xã hội thể hiện tình cảm tốt đẹp đối với những người làm công tác giáo dục, ghi nhận những cống hiến đóng góp của ngành GD&DT trong sự nghiệp GD-ĐT, bồi dưỡng thế hệ trẻ, góp phần lớn lao vào công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, đồng thời củng cố lòng yêu nghề của các nhà giáo.

Sự tôn vinh người thầy không chỉ nói truyền thống tốt đẹp "tôn sư trọng đạo", "ăn quả nhớ người trồng cây", từ ngàn đời nay của người Việt Nam, mà còn thể hiện niềm tin, lòng mong mõi của toàn xã hội đối với thầy, cô giáo.

Chính vì thế, đòi hỏi mỗi người giáo viên chúng ta, không ngừng phấn đấu rèn luyện, trau dồi đạo dức, nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với nghề dạy học, ngày càng hoàn thiện về phong cách và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và sứ mệnh "trồng người" mà Đảng và nhân dân giao phó.

Kính thưa các thầy giáo cô giáo!

Khổng Tử ở Phương Đông và Socrate ở Phương Tây là những triết gia - nhà sư phạm nổi tiếng thời cổ đại đều coi mục tiêu giáo dục là rèn luyện tư duy, trau dồi đạo đức; các ông đã góp phần xây dựng nền móng cho những giá trị đạo đức bất tử của người thầy đó là lòng yêu nghề, tinh thần học hỏi, thái độ nhất quán, nhân phẩm thanh cao, đời sống thanh bạch.

Còn thế hệ nhà giáo chúng ta, thầy giáo Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh mãi là tấm gương đạo đức để chúng ta học tập và noi theo. Các bậc cha mẹ, từ người nông phu ở làng quê Việt Nam đến tổng thống Lincoln nước Mỹ đều gửi gắm nơi thầy cô niềm tin đối với con em mình.

Dĩ nhiên, nhà giáo chúng ta không phải là thánh nhân, chúng ta là người lao động, chúng ta cũng có khiếm khuyết, nhưng nó không thể làm nhòa đi giá trị đạo đức muôn đời của người thầy. Đạo đức cá nhân, đạo đức nghề nghiệp là nhân cách cốt lõi của nhà giáo.

Nhìn lại chặng đường phát triển của nhà trường chúng ta trong… năm qua, mới thấy sự lao động bền bỉ, sự cố gắng của mọi người trong đó các thầy giáo, cô giáo là người đi tiên phong để làm nên thương hiệu… như hiện nay.

Trong bất cứ hoàn cảnh nào, các thầy giáo, cô giáo vẫn miệt mài lao động, học tập, rèn luyện, cống hiến cho sự nghiệp đào tạo của nhà trường và cho đất nước.

Đảng ủy - Ban Giám hiệu nhà trường xin ghi nhận sự đóng góp đầy trách nhiệm và có hiệu quả của các đồng chí, đặc biệt xin cảm ơn toàn thể các Thầy giáo, Cô giáo đã ngày đêm tận tụy với công việc, góp phần đào tạo ra những trí thức trẻ đủ đức đủ tài, đảm nhận những vai trò trọng yếu trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Chính các thầy giáo, cô giáo là nhân tố trụ cột đã góp phần quan trọng cho danh tiếng và sự phát triển của nhà trường.

Nhà trường mong muốn tập thể cán bộ, giảng viên, viên chức chúng ta mãi mãi phát huy khối đoàn kết vững chắc, chung sức, chung lòng cùng nhau xây dựng nhà trường ngày càng phát triển vững mạnh; mong muốn các thầy, các cô luôn tận tâm với nghề, yêu nghề, luôn giữ phẩm chất đạo đức nhà giáo trong sáng, với chí khí cao thượng để làm nghề tải đạo.

Kính thưa các thầy giáo, cô giáo!

Tôi xin gửi những lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến các thế hệ thầy giáo, cô giáo đã tận tâm, tận lực với sự nghiệp của trường; đến tất cả mọi người, mọi tấm lòng vì nhà trường.

Xin kính chúc các quý vị đại biểu mạnh khỏe, có nhiều hạnh phúc và thành đạt!

Chúc các em học sinh luôn tìm thấy sự đam mê trong học tập, nghiên cứu, tiếp tục tô thắm lá cờ truyền thống của mái trường… mến yêu!

Xin trân trọng cảm ơn!

Phong Linh (tổng hợp)

Thái tử Arab Saudi Mohammed bin Salman tại một cuộc họp ở Riyadh hôm 19/11. Ảnh: Reuters.

Thái tử Arab Saudi Mohammed bin Salman tại một cuộc họp ở Riyadh hôm 19/11. Ảnh: Reuters.

Hàng chục hoàng tử và anh em trong các chi quyền lực thuộc dòng tộc Al Saud của Arab Saudi muốn thay đổi người kế vị ngôi vua, nhưng sẽ không hành động trong lúc Quốc vương Salman còn sống, Reuters hôm nay dẫn ba nguồn tin thân cận với hoàng gia cho biết.

Họ nhận ra rằng Quốc vương 82 tuổi nhiều khả năng sẽ không quay lưng với Thái tử Mohammed bin Salman. Bởi vậy, họ đang thảo luận với các hoàng thân khác về khả năng lên ngôi của Hoàng tử Ahmed bin Abdulaziz, em trai ruột 76 tuổi của Quốc vương, sau khi Quốc vương qua đời. Hoàng tử Ahmed nhận được sự ủng hộ của các hoàng thân, bộ máy an ninh và một số thế lực phương Tây, nguồn tin cho biết.

Hoàng tử Ahmed vừa trở về Riyadh hồi tháng 10 sau hai tháng rưỡi ở nước ngoài. Trong chuyến đi, ông có động thái chỉ trích sự lãnh đạo của chính quyền Arab Saudi hiện nay khi phát biểu trước những người biểu tình tại London kêu gọi lật đổ triều đại Al Saud. Nguồn tin tiết lộ Ahmed là một trong ba người trong Hội đồng Tận trung, cơ quan chịu trách nhiệm vấn đề kế vị, đã phản đối việc chọn Mohammed làm Thái tử vào năm 2017.

Hoàng gia Arab Saudi gồm hàng trăm hoàng tử. Không giống các chế độ quân chủ điển hình ở châu Âu, ngôi vua của vương quốc này không nhất thiết thuộc về con trai cả. Thay vào đó, nhà vua và các hoàng thân cấp cao từ mỗi nhánh trong hoàng tộc sẽ chọn ra người thừa kế mà họ cho rằng phù hợp nhất để lãnh đạo.

Nguồn tin cho biết một số quan chức cấp cao Mỹ gần đây đã chỉ thị cho các cố vấn phụ trách Arab Saudi rằng họ ủng hộ Hoàng tử Ahmed với tư cách là người kế vị tiềm năng. Nguồn tin nói thêm rằng Washington "lạnh nhạt" với Thái tử Mohammed không chỉ bởi sự nghi ngờ về vai trò của ông trong vụ ám sát Khashoggi, mà còn do Thái tử gần đây đã kêu gọi Bộ Quốc phòng Arab Saudi tìm hiểu nguồn vũ khí thay thế từ Nga.

Hoàng tử Arab Saudi Ahmed bin Abdulaziz (phải), em trai Quốc vương Salman tại một sự kiện ở Riyadh vào tháng 2/2012. Ảnh: Reuters.

Hoàng tử Arab Saudi Ahmed bin Abdulaziz (phải), em trai Quốc vương Salman tại một sự kiện ở Riyadh vào tháng 2/2012. Ảnh: Reuters.

Các nguồn tin còn bày tỏ tin tưởng rằng Hoàng tử Ahmed sẽ không thay đổi hoặc đảo ngược bất cứ cải cách kinh tế hoặc xã hội nào mà Thái tử Mohammed ban hành, tôn trọng các hợp đồng mua sắm quân sự hiện có và khôi phục lại sự đoàn kết trong hoàng tộc.

Washington Post hôm 16/11 dẫn nguồn tin giấu tên cho biết Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) kết luận Thái tử Mohammed đã ra lệnh giết nhà báo Jamal Khashoggi dựa trên đánh giá rằng Thái tử là người cai trị thực tế của vương quốc. Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng kết luận này "quá sớm", nhưng không loại trừ khả năng này. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Arab Saudi Adel al-Jubeir hôm nay đã phủ nhận cáo buộc đối với Thái tử.

Khashoggi, nhà báo 60 tuổi thường xuyên có những bài viết chỉ trích Riyadh trên tờ Washington Post, bị giết tại lãnh sự quán Arab Saudi ở thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ hôm 2/10. Riyadh hôm 15/11 đã truy tố 11 người liên quan đến vụ ám sát, trong đó 5 nghi phạm đối mặt với án tử hình. Mỹ sau đó áp lệnh trừng phạt với 17 quan chức Arab Saudi bị cáo buộc liên quan đến sự việc.

Sau khi báo chí phản ánh, Thanh tra tỉnh Thanh Hóa đã vào cuộc, phát hiện nhiều sai phạm, khuất tất liên quan đến việc Chủ tịch xã Quảng Xương (lúc đang làm Phó Chủ tịch) cấp 26 lô "đất vàng" tại xã Quảng Thái cho cán bộ xã này và em ruột mình.

Trước đó, như báo Người Đưa Tin đã đưa, ngày 23/10/2010, ông Trần Văn Công, Chủ tịch UBND huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa (lúc đó là Phó Chủ tịch UBND huyện) đã ký Quyết định số 2635/QĐ- UBND về việc cấp 26 lô đất tại xã Quảng Thái, với tổng diện tích là 5.025m2 cho các hộ dân trên địa bàn để sử dụng làm đất ở. Mỗi thửa đất có diện tích từ 175 – 225m2.

Tuy nhiên, điều đáng nói là dù trong quyết định ghi 26 hộ dân được cấp đất, nhưng trên thực tế thì chỉ 13 hộ được bàn giao đất (mỗi hộ 2 thửa). Điều bất ngờ hơn, những người được nhận đất không phải là ai khác mà chính là vợ chồng em ruột Chủ tịch UBND huyện Quảng Xương và "dàn" lãnh đạo xã Quảng Thái.

Cụ thể, vợ chồng ông Trần Văn Mai, trú tại xã Quảng Lộc, huyện Quảng Xương (em ruột ông Chủ tịch huyện Quảng Xương Trần Văn Công) được cấp 4 thửa đất, mỗi thửa có diện tích 225m2; vợ chồng ông Trần Phú Dũng, Chủ tịch UBND xã Quảng Thái (thời điểm cấp làm Chỉ huy trưởng BCH quân sự xã) được cấp 4 thửa đất; vợ chồng ông Phạm Trung Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Thái (thời điểm được cấp đất là Bí thư đoàn xã) được cấp 4 thửa đất.

Tin nhanh - Nhiều sai phạm vụ Chủ tịch huyện cấp 26 lô

Danh sách vợ chồng em ruột chủ tịch huyện và "dàn" lãnh đạo xã được cấp đất.

Ngoài ra, ông Tô Văn Thục, Phó Chủ tịch UBND xã, ông Lê Hùng Sơn, Trưởng Công an xã và ông Tô Huy Thạo, Phó Trưởng Công an xã Quảng Thái mỗi người được cấp 2 thửa đất. Đặc biệt, bà Lê Thị Dục, Phó Chủ tịch HĐND xã Quảng Thái cùng vợ chồng em gái Lê Thị Minh đứng tên 8 thửa đất do ông Công ký quyết định cấp. Bà Dục và bà Minh là chị gái ruột của ông Lê Ngọc Tân, Phó Bí thư Đảng ủy xã Quảng Thái (thời điểm cấp đất, ông Tân là cán bộ địa chính xã này).  Như vậy, trong danh sách những người được ông Trần Văn Công, Chủ tịch UBND huyện Quảng Xương ký quyết định cấp 26 thửa để làm nhà ở đều là cán bộ chủ chốt xã Quảng Thái, em ruột ông Công và những người thân của cán bộ xã.

Tuy nhiên, điều lạ lùng, nhiều người có tên trong quyết định cấp đất (Tô Văn Thực, Lê Hùng Sơn, Tô Huy Thạo...) lại "giật mình" khi biết mình được UBND Quảng Xương cấp đất vào năm 2010. 

Theo kết luận thanh tra, 26 lô đất có tổng diện tích 5.025m2 đã được UBND xã Quảng Thái tổ chức xét giao cho 13 cá nhân vào năm 2010 với tổng số tiền thu về nộp ngân sách là 606 triệu đồng (120.000 đồng/m2). Tuy nhiên, việc không tổ chức đấu giá 26 lô đất trên mà thực hiện giao đất là trái với Quyết định số 216/2005/QĐ-TTg ngày 31/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ và quy định của UBND tỉnh Thanh Hóa . 

Tại kết luận, trong số 13 người được cấp đất, có 6 trường hợp là cán bộ xã Quảng Thái và giờ đang giữ các chức vụ chủ chốt đúng như báo đã phản ánh. Ngoài ra, thanh tra cũng phát hiện có 2 trường hợp là người nhà cán bộ xã Quảng Thái là bà Trần Thị Hằng (vợ Chủ tịch xã Trần Phú Dũng) và bà Nguyễn Thị Hà (vợ Phó Chủ tịch xã Phạm Trung Tuấn), 2 người này cũng được giao mỗi người 2 lô với diện tích tương tự.

Tin nhanh - Nhiều sai phạm vụ Chủ tịch huyện cấp 26 lô

Khu đất tại xã Quảng Thái được phân thành 26 thửa đất cấp cho em chủ tịch huyện và cán bộ xã.

Đặc biệt, trong số những người được giao đất có ông Trần Văn Mai và bà Trần Thị Hòa, là em trai và em dâu ông Trần Văn Công, Chủ tịch UBND huyện Quảng Xương. Ngoài ra, Thanh Tra cũng xác định có việc ông Trần Văn Công, Phó Chủ tịch UBND huyện lúc bấy giờ ký 2 Quyết định cùng số, cùng ngày nhưng nội dung quyết định khác nhau, trong đó có quyết định tăng thêm 108m2, số đất tăng này đều rơi vào 4 lô đất do em trai và em dâu ông Công đứng tên. Để xảy ra những sai phạm trên, trách nhiệm thuộc về ông Vũ Khoa Việt (Chủ tịch UBND huyện Quảng Xương nhiệm kỳ 2004-2011; hiện đã nghỉ hưu) và các phó chủ tịch thời kỳ 2004-2011, trong đó có ông Trần Văn Công.

Thanh tra tỉnh cũng đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý; đề nghị Ban Thường vụ Huyện ủy Quảng Xương kiểm điểm, xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân thuộc đơn vị quản lý…

Điều dư luận băn khoăn là việc nhiều cán bộ xã có tên trong danh sách cấp đất nhưng lại không biết mình được cấp thì được lý giải là do không có người nhận nên chính quyền phải "vận động" cán bộ xã đứng tên để vay tiền nộp vào ngân sách tránh việc bị "phạt". Tuy nhiên, những lô đất này không có cán bộ xã nào xây dựng nhà cửa mà chuyển nhượng ngay cho 3 cá nhân ở các địa phương khác vào năm 2011.

Đôi khi không cần phải tìm những món quà quá xa xỉ để thể hiện lòng biết ơn đối với các vị giáo viên. Hãy lựa chọn những món đồ đơn giản nhưng thiết thực, đảm bảo sẽ khiến thầy cô vô cùng hài lòng.

Giáo viên là một nghề nghiệp giản dị, các thầy cô không xuất hiện trong những bộ cánh lộng lẫy, những đôi giày hàng hiệu, họ luôn đến lớp trong những bộ trang phục lịch sự, gọn gàng. Ấy vậy nên nhiều khi những món quà xa xỉ đắt tiền mà các phụ huynh gửi tặng lại nằm đóng bụi bên trong tủ kính vì chẳng có mấy dịp được sử dụng.

Để Người đưa tin mách bạn những món quà 20/11 thiết thực nhất với thầy cô, hợp túi tiền phụ huynh:

Bộ ấm chén

Giáo dục - Quà tặng 20/11 thiết thực nhất với thầy cô, hợp túi tiền phụ huynh

Phải chăng đây là món quà "thịnh hành" nhất mà các thầy cô nhận được mỗi dịp ngày Nhà giáo Việt Nam . Bộ ấm chén có thể nói là món quà hết sức ý nghĩa và thiết thực với Thầy Cô giáo. Sau những ngày làm việc, bộ quà tặng 20/11 này sẽ là thứ để Thầy Cô giáo tiếp khách, nhâm nhi tách trà.

Cũng đừng quá lo nếu thầy cô nhận được quá nhiều món quà tương tự, các bộ ấm chén với họa tiết khác nhau có thể được đặt ở nhiều nơi trong nhà,từ phòng khách, phòng bếp đến bàn trà ở ngoài sân. Sở hữu càng nhiều bộ ấm chén thì thầy cô càng có nhiều sự lựa chọn để thay đổi và làm tươi mới tổ ấm.

Bộ sản phẩm chăm sóc tóc

Giáo dục - Quà tặng 20/11 thiết thực nhất với thầy cô, hợp túi tiền phụ huynh (Hình 2).

Lại một món quà nữa vô cùng phổ biến vào những dịp lễ. Các hãng mỹ phẩm lớn vào những dịp này luôn tung ra những bộ sản phẩm kết hợp dầu gội, dầu xả vô cùng tiện lợi với bao bì đóng gói đẹp đẽ mà giá tiền lại không quá lớn. Và hiển nhiên về độ thiết thực của món quà này không phải bàn rồi. Món quà này có thể sử dụng ngay lập tức và vô cùng thường xuyên, không lo bị đóng bị hay bị mang vào tủ kính để trưng bày.

Lọ cắm hoa

Giáo dục - Quà tặng 20/11 thiết thực nhất với thầy cô, hợp túi tiền phụ huynh (Hình 3).

Lọ hoa cũng là một ý tưởng hay để gửi tặng thầy cô nhân dịp 20/11. Sự phong phú từ kích thước, chất liệu cho đến cấu trúc và họa tiết khiến vật dụng này vô cùng hữu ích và thiết thực. Thay vì phải vứt đi những bó hoa cầu kỳ, tuyệt đẹp, các thầy cô có thể tháo lớp giấy gói và cắm những bông hoa vào những bình hoa này. Những bình hoa lớn có thể đặt ở góc tường góc nhà, những lọ hoa nhỏ hơn có thể để trên bàn, trên tủ trong phòng ngủ, thậm chí các thầy cô có thể mang đến lớp để trang trí bàn giáo viên.

Sách

Giáo dục - Quà tặng 20/11 thiết thực nhất với thầy cô, hợp túi tiền phụ huynh (Hình 4).

Hãy tìm một cuốn sách thật hay để gửi tặng cho vị giáo viên đáng kính trong ngày lễ này. Một cuốn sách nhỏ gọn mà các giáo viên có thể mang theo bên mình mỗi ngày và mang ra đọc mỗi khi rảnh rỗi. Có thể là tuyển tập thơ, tuyển tập truyện ngắn lắng đọng nhiều để giải trí, hay những cuốn sách khoa học chuyên sâu  hoặc các quyển sách viết về tâm lý con người,... mỗi cuốn sách mang lại một giá trị riêng, cả về tinh thần lẫn trí tuệ. Chẳng phải đây là một món quà rất ý nghĩa sao?

Sổ giáo án

Giáo dục - Quà tặng 20/11 thiết thực nhất với thầy cô, hợp túi tiền phụ huynh (Hình 5).

Đúng như tên gọi của nó, loại sổ này được dùng để phục vụ cho việc soạn bài giảng trước mỗi lần đứng lớp. Hãy tìm mua những cuốn sổ với chất lượng giấy thật tốt để gửi tặng thầy cô để thể hiện lòng biết ơn. Cầm trên tay những quyển giáo án do phụ huynh và học sinh tặng, chắc chắn thầy cô sẽ cảm thấy yêu nghề hơn, có động lực viết ra những bài giảng thật hay để truyền tải kiến thức cho học trò của mình.

Tôn Vỹ (Tổng hợp)

Theo dữ liệu của Bộ Công Thương, giá xăng thành phẩm bình quân trên thị trường Singapore ở chu kỳ này với RON 92 là 69 USD một thùng, RON 95 ở mức 70 USD một thùng, giảm 13% so với kỳ trước đó. Do đó, trong kỳ điều chỉnh mới 21/11, giá xăng và dầu sẽ lao dốc mạnh.

Giá xăng, dầu được dự báo giảm mạnh vào ngày mai. Ảnh: Hữu Khoa

Giá xăng, dầu được dự báo giảm mạnh vào ngày mai. Ảnh: Hữu Khoa

Giám đốc một doanh nghiệp đầu mối xăng dầu ở TP HCM cho biết, giá xăng trong một tháng gần đây liên tục giảm mạnh. Do đó, tại kỳ điều chỉnh mới này bình quân giá xăng, dầu có thể giảm 1.000 - 1.500 đồng một lít.

"Tại kỳ điều chỉnh trước, nhà điều hành đã trích Quỹ bình ổn với xăng E5 RON 92 là 700 đồng một lít, dầu hoả 91 đồng và dầu madut 267 đồng một kg. Nếu kỳ điều chỉnh này cơ quan bình ổn xả hết quỹ thì giá xăng, dầu vẫn giảm thêm khoảng 600 - 800 đồng một lít, còn RON 95 có thể giảm tới 1.500 đồng", Giám đốc doanh nghiệp đầu mối xăng dầu ở TP HCM nói và cho biết, ở chiều ngược lại, nếu giữ nguyên quỹ thì giá xăng giảm 1.300 - 1.500 đồng một lít, còn giá dầu giảm thêm 1.000 đồng.

Tại kỳ điều chỉnh 6/11, giá bán lẻ xăng trong nước giảm hơn 1.000 đồng mỗi lít, lần lượt 1.138 đồng với xăng RON 95 và 1.082 đồng với xăng E5 RON 92. Trong khi đó, dầu diesel giảm 67 đồng còn dầu hoả và madut giữ nguyên giá bán.

Sau điều chỉnh, dầu diesel 18.544 đồng một lít. Còn xăng E5 RON 92 có giá mới tối đa 19.600 đồng; xăng RON 95 là 21.065 đồng một lít. Dầu hoả giữ nguyên 17.080 đồng một lít.

Từ đầu năm đến nay đã có 20 lần điều hành giá xăng dầu, trong đó 6 lần tăng giá xăng, 3 lần giảm. Về số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu, Bộ Tài chính cho biết, đến cuối quý III, số dư quỹ này còn 3.039 tỷ đồng. So với cuối năm 2017, số dư quỹ giảm 2.066 tỷ, tương đương giảm khoảng 40%.

Xem thêm>>

Xem thêm>>